Ngôi đền tang lễ của Mentuhotep II Mentuhotep_II

ngôi đền tang lễ I của Mentuhotep, 1) Bab el-Hosan cache, 2) Lower pillared halls, 3) Upper hall, 4) core building, maybe a pyramid and between 3) and 4) is the ambulatory, 5) Hypostyle Hall, 6) Sanctuary.

Dự án xây dựng tham vọng nhất và sáng tạo nhất của Mentuhotep II còn tồn tại là ngôi đền tang lễ lớn của ông. Những đổi mới về kiến trúc của ngôi đền đánh dấu một bước đột phá so với quần thể kim tự tháp truyền thống của thời kỳ Cổ Vương quốc và báo hiệu Ngôi đền Triệu Năm của Thời kỳ Tân Vương quốc.[24] Như vậy, ngôi đền của Mentuhotep II chắc chắn là một nguồn cảm hứng chính cho các ngôi đền của HatshepsutThutmose III gần 500 sau đó .

Tuy nhiên, những thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc nhất của ngôi đền của Mentuhotep II lại không phải là kiến trúc mà là về tôn giáo. Đầu tiên, nó là ngôi đền tang lễ đầu tiên mà tại đó nhà vua không chỉ là người tiếp nhận lễ vật mà còn đóng vai trò nghi lễ thay cho các vị thần (trong trường hợp này là Amun-Ra).[25]Thứ hai, ngôi đền đồng nhất hóa nhà vua với thần Osiris, một vị thần địa phương của Thebes mà đã dần trở nên quan trọng từ vương triều thứ 11 trở đi. Quả thực, các trang trí và những bức tượng hoàng gia của ngôi đền nhấn mạnh đến khía cạnh là vị vua của người chết của thần Osiris, một ý thức hệ biểu hiện trong các bức tượng tang lễ của nhiều vị pharaon sau này.[26]

Cuối cùng, hầu hết các trang trí của ngôi đền là tác phẩm của các nghệ sĩ ở địa phương của Thebes. Điều này được chứng minh bời phong cách nghệ thuật chủ đạo của ngôi đền mà miêu tả những người hầu với đôi môi và mắt to cùng với thân hình mảnh khảnh.[27] Ngược lại, ngôi nhà nguyện tinh tế dành cho những người vợ của Mentuhotep II chắc chắn là do những người thợ thủ công của Memphis tạo nên, họ vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các tiêu chuẩn và quy ước của thời kỳ Cổ Vương quốc. Hiện tượng phân mảnh về phong cách nghệ thuật này đã được quan sát xuyên suốt thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất và là một hệ quả trực tiếp từ sự chia cắt về chính trị của đất nước.[27]

Vị trí

Ngôi đền này nằm ở vách đá tại Deir el-Bahri trên bờ tây của Thebes. Việc lựa chọn địa điểm này chắc chắn có liên quan tới nguồn gốc từ Thebes của vương triều thứ 11: các vị tiên vương ở Thebes của Mentuhotep đều được chôn cất trong các ngôi mộ saff nằm gần nhau. Hơn nữa, Mentuhotep có thể đã lựa chọn Deir el-Bahri bởi vì nó nằm thẳng hàng với ngôi đền Karnak, nằm phía bên bờ kia của sông Nile. Đặc biệt, bức tượng của thần Amun hàng năm đều được mang tới Deir el-Bahri trong Lễ Hội đẹp của Thung Lũng, một việc mà nhà vua có thể đã nhận thấy như là điều có lợi cho sự thờ cúng tang lễ này.[24] Do đó, và cho tới tận khi Djeser-Djeseru được xây dựng khoảng 5 thế kỷ sau đó, ngôi đền của Mentuhotep II là đích đến cuối cùng cho chiếc thuyền ba buồm của Amun trong lễ hội này[28][29]

Phát hiện và khai quật

Vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 19, tàn tích của ngôi đền của Mentuhotep II đã hoàn toàn bị bao phủ bởi đá vụn. Do đó, họ đã không để ý đến nó cho tới tận nửa sau của thế kỷ, bất chấp các cuộc khai quật trên quy mô lớn được tiến hành ở ngôi đền Djeser-Djeseru gần đó của Hatshepsut.

Do đó mãi đến năm 1859, Huân tước Dufferin cùng các trợ lý của ông ta, tiến sĩ Lorange và Cyril C. Graham, đã bắt đầu khai quật góc tây nam căn phòng lớn nhiều cột của ngôi đền của Mentuhotep. Sau khi dọn sạch đống mảnh vụn khổng lồ, họ đã sớm phát hiện ra ngôi mộ bị cướp bóc của hoàng hậu Tem, một trong những người vợ của Mentuhotep. Nhận thức được tiềm năng của địa điểm này, họ sau đó đã tiến dần một cách từ từ đến khu vực điện thờ, tại đây họ đã tìm thấy bệ thờ bằng đá granite của Mentuhotep cùng với một hình vẽ của Amun-Re và thêm nhiều phát hiện khác chẳng hạn như là ngôi mộ của Neferu TT319. Sau cùng, vào năm 1898, Howard Carter đã phát hiện ra hố chôn giấu Bab el-Hosan [30] trong sân trước, tại đây ông ta đã phát hiện ra bức tượng ngồi màu đen nổi tiếng của nhà vua.[31]

Mặt cắt ngang ngôi đền tang lễ của Mentuhotep II được vẽ bởi E. Naville

Các hoạt động khai quật quan trọng tiếp theo diễn ra từ năm 1903 tới năm 1907 dưới sự chỉ đạo của Henri Édouard Naville, người làm việc tại đây thay mặt Quỹ Thám Hiểm Ai Cập. Ông là người đầu tiên thực hiện việc khảo sát có hệ thống ngôi đền.Khoảng 10 năm sau, trong khoảng thời gian từ năm 1920 tới 1931, Herbert E. Winlock đã tiếp tục khai quật ngôi đền cho bảo tàng Mỹ Thuật Metropolitan. Tuy nhiên, thành quả của ông chỉ được xuất bản dưới dạng các báo cáo sơ bộ theo kiểu tóm tắt.[32] Cuối cùng, từ năm 1967 tới 1971, Dieter Arnold đã tiến hành nghiên cứu địa điểm này thay mặt cho Viện khảo cổ học Đức. Ông ta đã xuất bản thành quả của mình trong 3 tập.[33]

Bức tượng sơn màu bằng đá sa thạch của Mentuhotep II đội vương miện Deshret, bức tượng này được H. Winlock phát hiện.

Lễ vật đặt móng

Dưới 4 góc nền đất của ngôi đền, H. Winlock đã phát hiện ra 4 hố trong các cuộc khai quật vào năm 1921–1922 của ông ta. Bốn hố này được đào trước khi xây dựng ngôi đền nhằm mục đích dành cho nghi thức đặt móng. Thật vậy, khi H. Winlock phát hiện ra chúng, chúng vẫn còn chứa nhiều lễ vật: một hộp sọ trâu bò, những chiếc bình và bát chứa đầy trái cây, lúa mạch và bánh mì và một viên gạch bùn có tên của Mentuhotep II.[34]

Các cuộc khai quật khác những hố này được tiến hành vào năm 1970 bởi Dieter Arnold đã khám phá ra thêm nhiều lễ vật khác như là bánh mì và sườn bò, một số đồ vật bằng đồng, một quyền trượng bằng sứ và những khăn trải bằng vải. Những khăn trải này được đánh dấu bằng mực đỏ ở góc, bảy cái có tên của Mentuhotep II và ba cái có tên của Intef II.[35]

Kiến trúc

Con đường đắp cao và sân trong

Tương tự như quần thể tang lễ thời Cổ Vương quốc, quần thể tang lễ của Mentuhotep II bao gồm hai ngôi đền: ngôi đền chính Deir el-Bahri và một ngôi đền thung lũng nằm trên khu vực canh tác gần sông Nile. Ngôi đền thung lũng nối với ngôi đền chính bởi một con đường đắp cao không có mái dài 1.2 km và rộng 46 m. Con đường đắp cao dẫn tới một sân trong lớn ở phía trước ngôi đền Deir el-Bahri.

Sân trong này được trang trí bằng một luống hoa dài hình chữ nhật, với 55 cây sung dâu trồng trong các hố nhỏ và sáu cây liễu cùng hai cây sung dâu trồng trong các hố sâu chứa đầy đất.[36] Đây là một trong số ít những khu vườn đền thờ của Ai Cập cổ đại được ghi chép về mặt khảo cổ học đủ để tái dựng lại diện mạo của nó.[37] Để duy trì một ngôi đền như vậy cách sông Nile hơn 1 km qua một sa mạc khô cằn đòi hỏi cần nhiều người làm vườn làm việc không ngừng nghỉ và một hệ thống tưới tiêu phức tạp.

Các bức tượng ngồi của Mentuhotep II cạnh con đường đắp cao

Bên trái và phải của con đường rước lễ là ít nhất 22 bức tượng ngồi của Mentuhotep II, ở phía Nam là những bức tượng đội the vương miện trắng của Thượng Ai Cập và ở phía bắc là đội vương miện đỏ của Hạ Ai Cập. Chúng có thể đã được bổ sung thêm cho ngôi đền để kỷ niệm lễ hội Sed của Mentuhotep II vào năm trị vì thứ 39 của ông.[38] Một số bức tượng không đầu bằng đá sa thạch vẫn còn ở địa điểm này ngày nay. Một bức tượng khác được phát hiện trong cuộc khai quật của Herbert Winlock vào năm 1921 và ngày nay được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan.[39]

Mặt trước của ngôi đền

Phía Tây của con đường đắp cao là ngôi đền chính, nó bao gồm hai phần. Phần mặt trước của ngôi đền là được dành riêng cho Monthu-Ra, một sự hợp nhất của thần mặt trời Ra với vị thần chiến tranh của Thebes Monthu, được thờ cúng đặc biệt là dưới thời vương triều thứ 11. Một đoạn đường dốc nằm thẳng hàng với trục chính của ngôi đền dẫn lên tầng thượng phía trên. Đoạn đường dốc này mà có thể nhìn thấy được vào ngày nay đã được Édouard Naville xây dựng phía trên tàn tích của đoạn đường dốc ban đầu vào năm 1905, tàn tích cũ chỉ có thể nhìn thấy ở hai chỗ như là hai lớp thấp nhất của lớp vỏ đá vôi bao phủ mặt bên.[40]Ở phía đông phần mặt trước của ngôi đền, ở cả hai phia của đoạn đường dốc lên cao, bao gồm hai hành lang với một hàng cột kép hình chữ nhật, mà khiến cho ngôi đền trông giống một ngôi mộ saff, kiểu chôn cất truyền thống của các vị tiên vương thuộc vương triều thứ 11 của Mentuhotep II.[41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mentuhotep_II http://www.thotweb.com/editions/textesppi.php http://ib205.tripod.com/mentuhotep_gate.html http://www.touregypt.net/featurestories/mentuhotep... http://www.ancient-egypt.org/index.html http://www.archaeowiki.org/Carter's_Description_of... http://commons.wikimedia.org/w/index.php?title=Spe... http://www.narmer.pl/dyn/11en.htm http://books.google.co.uk/books?id=WkUnROOHjnEC&pg... http://books.google.co.uk/books?id=irbP2hHqDAwC&pg... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Mentuh...